Trang chủ / Sách Triết học
lich su tu tuong truoc marx
 

Lịch sử tư tưởng trước Marx

Tác giả:Trần Đức Thảo

CHÚ DẪN CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP BẢN THẢO LẦN THỨ NHẤT
“Lịch Sử Tư Tưởng...” là tập bài giảng của giáo sư Trần Đức Thảo tại Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được tập hợp căn cứ vào hai bản văn:
Tập vở viết tay (ký hiệu là [A]) do ông Phạm Hoàng Gia ghi lại lời giảng của giáo sư trong năm học 1955 - 1956, từ bài Nhập đề cho tới hết phần nói về Nội dung triết học Hegel. Cùng một nét chữ viết, tập vở viết tay còn có phần ghi lời giảng của giáo sư cho khóa sau trong năm 1956 - 1957 (lúc này người ghi là trợ lý cho giáo sư), phần ghi này chỉ mới bao gồm từ bài Nhập đề cho tới phần nói về phái Élée (Triết học Hy Lạp).
Tập bài in nến (do Trường Đại học Tổng hợp in năm 1956 - 1957, ký hiệu là [B]). Nội dung và hình thức diễn đạt của Tập bài in nến so với những bài ghi trong Tập vở viết tay không có sự khác biệt. Tập bài in nến đã in lại những bài giảng được ghi lại trong Tập vở viết tay. Trong tập bài in nến, từ bài Nhập đề tới phần nói về triết học Hy Lạp được căn cứ vào phần ghi (Tập vở viết tay) lời giảng của giáo sư trong năm học 1956 - 1957, phần từ thế kỷ thứ XVII - XVIII cho đến hết phần nói về Nội dung triết học Hegel, căn cứ vào phần ghi lời giảng của giáo sư trong năm học 1955 - 1956.
Trong việc biên tập, chúng tôi cố gắng tới mức cao nhất để giữ lại đầy đủ và trung thành những gì tác giả đã giảng. “Lịch sử tư tưởng...” đã lấy lại toàn bộ Tập bài in nến đồng thời bổ sung những phần trong Tập vở viết tay (những phần này trong Tập bài in nến chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ): Tư tưởng triết học Hy Lạp, Tư tưởng Cổ đại Trung Hoa, Nguồn gốc đạo Gia Tô, Tư tưởng Trung Cổ, Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo Thế kỷ XVII – XVIII, toàn bộ các ghi chú ở bên lề của Tập vở viết tay (được xếp theo mục riêng, hoặc xếp xen kẽ trong ngoặc [ ] vào bài giảng). Những bài tác giả giải đáp thắc mắc, đưa vào phần Phụ Lục. Chúng tôi sơ bộ sắp xếp bài giảng thành từng phần và làm bảng Mục Lục.
Tập vở viết tay được ghi chép cẩn thận bằng chữ viết nhỏ (các ghi chú bên lề chữ viết còn nhỏ hơn), có nhiều ký hiệu và chữ viết tắt, lâu ngày nét mực đã phai, đôi chỗ bị nhàu nát. Chính vì vậy, khó có thể tránh khỏi lầm lạc trong biên tập và đánh máy. Có một số chỗ trống, chính là những chỗ trong các bản ghi bị mất hoặc chưa rõ nội dung.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1983
Phần Một: Nhập đề
Phần Hai: Biện chứng pháp của tiền sử tư tưởng
Phần Ba: Vấn đề nhận thức của loài người trong xã hội nguyên thủy
Phụ lục
Phần Bốn: Ý nghĩa của khái niệm thần trong xã hội chiếm hữu nô lệ

Tải về

 

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc